×
×

Phát triển kinh tế từ nghề mộc truyền thống

Năm 2001, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê nhà, anh Nguyễn Quốc Phương ở thôn Thụy Lân, xã Thanh Long (Yên Mỹ) quyết chí làm giàu bằng nghề mộc truyền thống của địa phương. Với đôi bàn tay khéo léo cùng quyết tâm theo nghề, nỗ lực của bản thân và đồng hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương, anh Phương đã phát triển nghề mộc giúp cuộc sống gia đình ngày càng sung túc.


Xưởng sản xuất mộc của gia đình anh Nguyễn Quốc Phương ở thôn Thụy Lân, xã Thanh Long (Yên Mỹ)
Dẫn chúng tôi đi tham quan xưởng sản xuất rộng hơn 320m2, anh Phương tâm sự: Thời kỳ đầu khởi nghiệp, anh gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật. Mặc dù là nghề truyền thống của địa phương, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, anh đã được các nghệ nhân trong làng chỉ dạy về nghề mộc, thế nhưng những kỹ thuật chuyên sâu và mẫu mã sản phẩm ngày một thay đổi khiến anh mất khá nhiều thời gian để vừa làm vừa học. Với bản tính cần cù ham học hỏi, lại được sự hướng dẫn tận tình của các lớp thợ đi trước, anh nhanh chóng bắt nhịp và thành thạo nghề. Anh thường xuyên tham khảo các mẫu mã sản phẩm qua mạng Internet, từ đó tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo thêm để áp dụng vào sản phẩm của chính mình. Bên cạnh đó, anh chú trọng nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu thực tế người tiêu dùng để làm ra các sản phẩm khách hàng quan tâm. Với mẫu mã đa dạng, chất lượng cao, giá thành hợp lý, các sản phẩm đồ gỗ như: Tủ thờ, bàn, ghế, giường, tủ… của gia đình anh luôn bảo đảm độ bền, đẹp và chất lượng. Do vậy, sản phẩm không chỉ phục vụ người dân  trong xã, nhiều cơ sở kinh doanh đồ gỗ ở các tỉnh lân cận cũng tìm đến cơ sở của anh để đặt hàng.

Hiện tại, xưởng mộc của gia đình Phương đạt  doanh thu  khoảng 10 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí nhân công và nguyên vật liệu, cho thu lãi khoảng 1 tỷ đồng, tạo việc làm cho 11 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân khoảng 12 triệu đồng/người/tháng.

Đồng chí Đỗ Đức Trọng, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Long cho biết: Xưởng sản xuất đồ gỗ của gia đình anh Nguyễn Quốc Phương là một trong những mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu của xã. Từ đam mê, năng động, sáng tạo, không ngừng tìm tòi học hỏi những cách làm mới, anh Phương đã góp phần gìn giữ, phát huy nghề mộc truyền thống của làng nghề Thụy Lân và thành công trên con đường khởi nghiệp, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội địa phương.


 


Related Posts

Hari Won 2 lần bị đổ nước vào người

Liên tiếp 2 sự cố xảy đến với bà xã người Hàn của MC Trấn Thành trong một bữa tiệc.. Trong tiệc sinh nhật của nam ca…

Trường Giang lần đầu công khai thách đấu Trấn Thành trên sóng truyền hình, còn làm 1 hành động hé lộ mối quan hệ hiện tại sau loạt đồn ‘cạch mặt’

Sự kiện trao giải TikTok Awards 2023 gây chú ý khi có sự tái hợp của bộ đôi MC Trấn Thành – Trường Giang. Cả hai có…

“Hoa khôi xóm trọ” Kiều Anh khiến đạo diễn bó tay vì không thể làm cho x.ấu đi được

Kiều Anh được biết đến là tín đồ của các phương pháp làm đẹp từ bên trong. Những năm gần đây, nữ diễn viên luôn ăn uống…

Tổ chức 4 lễ cưới, Puka và Gin Tuấn Kiệt l.ộ tổng số tiền mừng cưới

Vũ Hà tiết lộ một cặp đôi thu về chục tỷ sau 3 lễ cưới khi nghệ sĩ đi toàn vàng và đô la.  Được biết, hôm…

Nỗi buồn nghệ sĩ Công Ninh là NSƯT nhưng vẫn ở nhà trả góp, không dám sinh thêm con thứ hai

Nghệ sĩ Công Ninh sau 32 năm giảng dạy và đi đóng phim nhưng vẫn ở nhà trả góp, đi xe máy và không dám sinh con…

Thấy cả Vbiz check-in đám cưới lần 4 của Puka, Khả Như đăng đàn khiến ai đọc cũng s.ốc

Khả Như có động thái lạ giữa Puka rục rịch chuẩn bị cưới ở Đồng Tháp, cư dân mạng xôn xao mạnh.. Ngày mai (16/11), đám cưới…